Trang chủMỹ ThoTổng hợp hình ảnh đẹp về Mỹ Tho những năm 1960
Tổng hợp hình ảnh đẹp về Mỹ Tho những năm 1960
Mỹ Tho là một trong những đô thị lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ hiện nay, là trung tâm của tỉnh Tiền Giang, cách Sài Gòn chỉ 70km.
Mỹ Tho có địa thế thuận lợi, là trạm trung chuyển lớn nhất để chuyển hàng hóa từ các ghe chài lớn ở vùng Mekong lên Sài Gòn – Chợ Lớn qua con kinh Bảo Định và kinh Chợ Gạo. Mỹ Tho có thể phát triển đa dạng các nền sản xuất nông – ngư nghiệp và kinh tế hàng hóa, cho nên từ thế kỷ 17, nơi này đã là một trong 2 trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ (cùng với Cù Lao Phố ở Biên Hòa).
Nguồn gốc của tên gọi Mỹ Tho được cho là bắt nguồn từ tiếng Khmer, đó là chữ Mi Sâr, nghĩa là xứ có người con gái da trắng đẹp.
Từ năm 1832, Mỹ Tho là trung tâm của tỉnh Định Tường (là 1 trong 6 tỉnh đầu tiên của Nam Kỳ). Sau khi Pháp chiếm được toàn bộ Nam Kỳ từ năm 1867, nhận thấy địa thế quan trọng của Mỹ Tho, người Pháp đã xây dựng tuyến đường xa lửa đầu tiên của Việt Nam, cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương vào năm 1881. Để phục vụ cho tuyến xe lửa quan trọng này, nhiều công trình cầu và đường đã được xây dựng từ Sài Gòn cho đến Mỹ Tho, từ đó giao thông thuận lợi hơn, Mỹ Tho trở thành một đô thị quan trọng của Nam Kỳ.
Ga Mỹ Tho đầu thế kỷ 20
Năm 1876, tỉnh Định Tường bị Pháp giải thể thành 2 hạt tham biện Mỹ Tho và Gò Công. Năm 1900, hạt Mỹ Tho và hạt Gò Công trở thành tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công.
Năm 1970, thị xã Mỹ Tho được tái lập, là tỉnh lỵ Định Tường kiêm thị xã trực thuộc chính quyền trung ương.
Sau năm 1975, tỉnh Định Tường đổi tên thành tình Tiền Giang, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Mỹ Tho.
Một số hình ảnh ở trung tâm Mỹ Tho trước 1975:
Đại lộ Hùng Vương – trục đường trung tâm của Mỹ Tho cả xưa và nayĐại lộ Hùng VươngDinh tỉnh trưởng tỉnh Định Tường trên đại lộ Gia Long (đường dọc sông), nay là đường 30/4Quán cơm Việt Hải trên đường Trưng Trắc – Mỹ Tho, dọc bờ sông Bảo ĐịnhĐường Ngô Quyền, phía trước là đường Lê LợiNgày Tết ở bến phà Rạch MiễuBảo Sanh Viện Mỹ Tho, bay là BV Phụ Sản Mỹ Tho ở đường Hùng VươngNhà thờ chánh toà Mỹ Tho ở góc đường Nguyễn Trãi – Hùng Vương
Nhà thờ Chánh Tòa thập niên 1920, lúc này chưa xây thêm tháp chuôngNhà Công tử Mỹ Tho – Bạch công tử, tên thật là Lê Công Phước, thường gọi là Tư Phước hay George Phước (1895-1950), là chồng của nghệ sĩ Phùng HáCông viên bờ sông ở Mỹ Tho, nơi nhạc sĩ Trường Sa ghé đến 1 chiều mưa năm 1968 và có cảm hứng sáng tác bài hát Mùa Thu Trong MưaHình ảnh khác ở Công viên bờ sông Mỹ ThoBến xe Mỹ ThoBán bánh mì dạo trên đường Nguyễn Trung Long (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa)Đình Điều Hòa trên đường Trịnh Hoài Đức. Chữ trên công ghi là Điều Hòa Miếu, nhưng dân gian quen gọi là Đình
Một số hình ảnh Mỹ Tho chụp từ máy bay:
Bên trái là Hồ Nước Ngọt, nay gọi là Giếng Nước LớnTrung tâm Mỹ Tho, chính giữa là Hồ Nước Ngọt. Ngày nay được gọi là Giếng Nước Lớn và Giếng Nước NhỏTrung tâm Mỹ Tho nhìn từ trên cao. Bên phải là cồn Tân Long, xa xa là cồn Phụng và cồn Thới Sơn. Hồ nước giữa trung tâm là Hồ Nước Ngọt có đường Lý Thường Kiệt băng ngangBên trái là Rạch Bảo Định có cầu Quay băng ngangRạch Bảo Định đổ ra sông MekongĐường Nguyễn Tri Phương nhìn từ trên cao. Nay đường này mang tên Ấp Bắc
Quốc lộ 4 đi Cái BèĐường từ Mỹ Tho đi quận Sầm Giang (quê hương của Trần Văn Khê & Trần Văn Trạch)Chợ Tân Hiệp ở quận Bến Tranh của tỉnh Định Tường, phía Bắc Mỹ ThoChợ xã Dưỡng Điềm, quận Sầm GiangMột ngôi nhà quê ở Sầm Giang
Một số hình ảnh trắng đen Mỹ Tho đầu thế kỷ 20:
Tòa tỉnh trưởng tỉnh Mỹ ThoRạch Bảo ĐịnhGa Mỹ Tho và khách sạn Mỹ ThoXe lửa ở ga Mỹ ThoBệnh viện tỉnh Mỹ ThoTrại lính AnnamBảo sanh viện Mỹ ThoChùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa nổi tiếng nhất Mỹ ThoChợ Mỹ Tho thập niên 1920Cù lao Rồng